Oxbet đưa tin Chuyển nhượng hoảng loạn, vì sao nên nỗi?

thaongoc2012

Well-known member
Barca phải đợi đến buổi sáng hôm sau ngày cuối chuyển nhượng mới công bố số áo chính thức dùng trong mùa 2021/22. Vì sao? Vì họ chẳng hề có sự chắc chắn nào về mặt nhân sự ngay cả trước đó vài tiếng đồng hồ.


Trong ngày định mệnh đó,theo dạng cho mượn, trước khi cũng mượn Luuk de Jong của Sevilla. Bộ mặt hàng công của đội chủ sân Camp Nou thay đổi chóng mặt theo chiều xoay của kim đồng hồ.


Cule chẳng bao giờ thích Griezmann nhưng họ cũng không hồ hởi hơn khi nhận ngược về một tiền đạo số 3 của Sevilla. Hay trước đó nữa, Barca mua Emerson đầu kỳ chuyển nhượng rồi lại bán hậu vệ phải này cho Tottenham chỉ sau chưa đầy 1 tháng. Cắt nghĩa thế nào cho những thương vụ này?


Barca mua sắm thật sự khó hiểu?
Barca mua sắm thật sự khó hiểu?

Ngành công nghiệp không dành cho tất cả

Ian Watmore, cựu giám đốc điều hành của FA, từng mô tả bóng đá là một ngành công nghiệp mà nhiều người nhạy bén, thành công trong các lĩnh vực khác thường bỏ quên sự khôn ngoan khi gia nhập.


Không lúc nào xu hướng này được minh họa tốt hơn trong những ngày và giờ cuối cùng trước khi kỳ chuyển nhượng khép lại. Khi thời hạn đến gần, các ông chủ, GĐĐH và HLV nhận thức rõ việc thỏa thuận mà họ quan tâm sẽ không xảy ra trừ khi có một động thái quyết liệt. Tại thời điểm đó, khi kim đồng hồ tạo thanh âm hối thúc, sự hoảng loạn sẽ chiếm quyền.


Xem thêm: Soi Kèo Bóng Đá Hôm Nay

Một tuyển trạch viên của Premier League từng đặt vấn đề với thuật ngữ "chuyển nhượng hoảng loạn". "Nếu bạn đang nói về một CLB chấp nhận rủi ro một cách mù quáng để mua một cầu thủ họ chẳng biết tí gì thì tôi nghĩ việc đó không còn tồn tại nữa", nhân vật trên chia sẻ. "Phần lớn các đội bóng, đặc biệt ở đẳng cấp Premier League, có bộ phận tuyển dụng chuyên trách".


Bộ phận đó sẽ theo dõi cầu thủ mục tiêu, nghiên cứ số liệu, thảm khảo ý kiến các bên liên quan, tìm ra mọi chi tiết, nhìn chung là xây dựng một hệ thống thông tin không chỉ của 1 mà là hàng trăm người cùng lúc. Tất cả những điều đó nhằm giúp CLB đưa ra quyết định sáng suốt.


Nhưng tại một số đội bóng và vào một vài thời điểm, tất cả công sức đó bị ngó lơ vì những người có trách nhiệm cảm thấy họ không còn đủ thời gian để ra quyết định cần nhiều thông tin.


Liverpool phải mua 2 tiền đạo để thay Torres mới chịu
Liverpool phải mua 2 tiền đạo để thay Torres mới chịu


Một ví dụ vào cuối tháng 1/2011, tập đoàn Fenway Sports tiếp quản Liverpool và bổ nhiệm Damien Comolli làm giám đốc chiến lược bóng đá. Comolli trực tiếp đàm phán mua Luis Suarez từ Ajax và thương vụ này chắc chắn sẽ hoàn thành trước hạn chót phiên chợ Đông. Nhưng sự ra đi của Fernando Torres (sang Chelsea với giá 50 triệu bảng) khiến những người trong cuộc cảm thấy chỉ Suarez là chưa đủ.


"Buổi tối trước hạn chót, tôi nhận được một cuộc gọi từ một người chẳng liên quan gì tới giới chuyển nhượng, nói rằng chủ tịch Newcastle có hứng thú bán Andy Carroll", Comolli nhớ lại. "Chúng tôi đang khá bối rối vào lúc vì Torres đã ra đi và chẳng ai có thể thay thế. Ngay tối hôm đó, tôi đã đạt thỏa thuận với phía Newcastle. Nhưng rồi ngày hôm áu, họ đọc được thông tin về số tiền chuyển nhượng của Torres, nên đã tăng giá bán Carroll thêm 5 triệu bảng (thành 35 triệu), điều khiến tôi điên người.


Nhưng tôi vẫn quyết định theo đến cùng. Trong lúc đợi các ông chủ người Mỹ ngủ dậy, tôi đã đến văn phòng của HLV Kenny Dalglish trong khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Chúng tôi cân nhắc liệu có nên mua Carroll không? Sau đó tôi đã gửi mail cho các ông chủ và nói tôi cần họp qua điện thoại với họ, HLV và GĐĐH. Tôi nói rõ thỏa thuận là đây, nguy cơ là đây".


Newcastle đòi 35 triệu bảng cho một cầu thủ chỉ mới ghi 14 bàn ở Premier League (một nửa trong số đó đến ở 3 tháng gần nhất) và có vẻ không hợp với một Liverpool đang chơi kiểm soát và cũng chẳng có một cầu thủ chạy cánh đúng nghĩa. Liverpool biết mình đang "đánh bạc" nhưng họ tự thuyết phục bản thân sau những lời giải thích của Comolli: "Carroll còn trẻ, lại là người Anh. Tôi nói với các ông chủ rằng nếu thương vụ này không thành công, chúng ta vẫn có thể bán Carroll cho West Ham hay Aston Villa, hay trả ngược về Newcastle với giá 20 triệu bảng".


Bất ngờ chưa, riêng mặt rủi ro thì Comolli tính đúng. Carroll chỉ đá chính 26 trận ở Premier League cho Liverpool trước khi gia nhập West Ham theo dạng mượn vào năm 2012, trước khi bị bán đứt với giá 15 triệu bảng vào năm sau.


Đúng, Liverpool đã cắt lỗ một phần nhưng đó chính xác là một vụ chuyển nhượng hoảng loạn thuần túy. Đây là kiểu mua sắm mà Liverpool đã cố tránh đi vào vết xe đổ kể từ thời điểm đó.
 




Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
1,958
Bài viết
2,165
Thành viên
251
Thành viên mới
qwzkrrCOigO

Top